Cập nhật vào 26/02
Theo thống kê thì cứ 1000 trường hợp mắc bệnh ung thư tụy thì sẽ có 900 người tử vong. Vậy ung thư tụy là gì mà lại nguy hiểm đến vậy? Việc sử dụng nấm lim xanh có tác dụng gì đối với bệnh nhân ung thư tụy không?
Ung thư tụy là gì?
Ung thư tuyến tụy xảy ra khi trong mô tụy xuất hiện những tổn thương, tế bào ác tính, bao gồm tế bào tụy nội tiết, tế bào mô tụy ngoại tiết và tế bào mô liên kết của tụy.
Ung thư tụy tuy là căn bệnh ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm bởi khó phát hiện, khó điều trị và tỉ lệ tử vong cực cao. Hầu hết bệnh nhân ung thư tụy sau khi điều trị bằng phẫu thuật chỉ sống được khoảng 2-3 năm, tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật cũng khá lớn. Còn với những bệnh nhân bị ung thư tụy giai đoạn cuối không thể can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thì đa số người bệnh đều không sống quá 1 năm sau khi phát hiện bệnh. Một trong những người nổi tiếng trên thế giới đã bị đánh gục bởi bệnh ung thư tuyến tụy, đó là Steve Jobs – CEO của Apple, qua đó có thể thấy rằng ung thư tuyến tụy là một căn bệnh khủng khiếp.
Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị cơ bản vẫn là biện pháp chính được áp dụng để điều trị ung thư tuyến tụy. Ngoài ra các bác sĩ còn khuyên bệnh nhân nên kết hợp sử dụng thêm Nấm lim xanh để phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Nấm lim xanh tên khoa học là Ganoderma Lucidum, thuộc họ Nấm linh chi. Quảng Nam, Tây nguyên, Trường Sơn là những khu vực có nhiều nấm lim xanh. Lý do nấm lim xanh được khuyên dùng bởi trong dược liệu này chứa các dược chất như: Lingzhi-8 Protein, Polysaccharide, Ganodermic, Glycoprotein… có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư, làm lành vết thương sau mổ, tránh nhiễm trùng; giảm tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt do xạ trị, hóa trị gây ra.
Vì sao ung thư tụy khó chữa?
Ung thư tụy là căn bệnh ung thư khó phát hiện nhất do tuyến tụy nằm sau dạ dày, các triệu chứng lâm sàng cũng như cận lâm sàng như siêu âm, CT… rất khó phát hiện, chỉ khi khối u lớn lên mới phát hiện được.
Thông thường, bệnh nhân mắc ung thư tụy và đã có triệu chứng lâm sàng khi đến bệnh viện thì tỉ lệ tử vong khoảng 95% trong những năm đầu tiên, tỉ lệ sống sót sau 5 năm chỉ 5%. Tuy nhiên, bệnh nhân phải trải qua một cuộc phẫu thuật lớn, cắt rất nhiều cơ quan ở trong ổ bụng khiến chất lượng sống rất kém.
Những dấu hiệu, triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư tụy

Ung thư tuyến tụy đứng thứ 14 về tỷ lệ mắc bệnh nhưng đứng thứ 7 về tỷ lệ tử vong do ung thư gây ra, theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới. Thực tế, số người được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy có thời gian sống trên 5 năm chỉ khoảng 9.3%. Nguyên nhân vì triệu chứng ban đầu khó phát hiện, dễ nhầm lẫn nên thường phát hiện muộn. Tại Mỹ, chỉ 10% bệnh nhân ung thư tụy được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, trong khi đó 53% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn IV khi đã có di căn xa. Dưới đây là một số dấu hiệu nhất biết ung thư tụy:
Đau vùng thắt lưng và bụng
Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất. Đau bụng thường bắt đầu xuất hiện trước khi phát hiện bệnh khoảng 1- 2 tháng và tăng dần theo tiến triển của bệnh nhưng ban đầu thường chỉ đau thoáng qua vùng thượng vị nên dễ nhầm với viêm dạ dày.
Đau thường khởi phát ở vùng thượng vị, khi bệnh tiến triển thường lan sang 2 bên hoặc xuyên ra sau lưng (có thể hai triệu chứng này cùng xuất hiện), cơn đau có thể không liên tục nhưng thường nặng hơn sau khi ăn hoặc khi nằm ngửa khiến người bệnh phải nằm tư thế cuộn tròn cho đỡ đau; đau nhiều ra sau lưng thường gặp khi khối u nằm ở vùng thân hoặc đuôi tụy hơn là vùng đầu tụy.
Thông thường đau bụng trong ung thư tụy xuất hiện từ từ, tăng dần theo kiểu “vết dầu loang” theo tiến triển của bệnh, song cũng có trường hợp người bệnh đột ngột đau một cách dữ dội do u làm tắc ống tụy gây viêm tụy cấp.
Tuyến tụy nằm phía sau dạ dày, do vậy bệnh nhân sẽ cảm thấy đau vùng bụng và thắt lưng. Đầu tiên có thể đau vùng bụng trên, sau đó lan dần xuống thắt lưng. Đau lâu ngày không khỏi.
Vàng da
Tụy liên quan đến vấn đề bài tiết, giải độc cơ thể nên khi nó có vấn đề sẽ bị vàng da. Đây là triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất, đặc biệt ở vùng da lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Thay đổi màu nước tiểu
Ở những người bị ung thư tuyến tụy, nước tiểu có thể chuyển màu cam hoặc nâu. Tình trạng dư thừa bilirubin trong cơ thể khiến nước tiểu có màu sậm hơn.
Sút cân nhanh
Đây là một trong những dấu hiệu đáng chú ý của ung thư tuyến tụy. Tình trạng sụt cân xảy ra khi khối u lan sang các cơ quan khác và làm suy yếu chức năng, gây khó khăn trong tiêu hóa dưỡng chất và kém ăn.
Buồn nôn và nôn
Nếu xuất hiện triệu chứng này có thể tình trạng bệnh đã nghiêm trọng, khối u đã lớn gây chèn ép các cơ quan tiêu hóa, từ đó tạo ra cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
Hội chứng tắc mật
Ung thư tụy cũng có thể gây tắc mật, biểu hiện dễ nhận thấy của tình trạng này là vàng da và nước tiểu sẫm màu. Một số bệnh thông thường khác cũng gây vàng da nhưng nếu xuất phát từ ung thư tuyến tụy thì tình trạng này diễn ra liên tục, lâu ngày không hết. Nó xảy ra do dịch mật từ gan không xuống được tá tràng mà vào trong máu gây vàng da và nước tiểu sẫm màu.
Chướng bụng
Sự xuất hiện của khối u có thể gây ra các triệu chứng về đường tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi và viêm. Những triệu chứng này có thể xuất hiện khi tuyến tụy bắt đầu tạo áp lực lên vùng bụng và dạ dày.
Làm thế nào để biết chính xác mình có bị ung thư tụy?
Thực tế thì nếu chỉ nhận biết dựa trên các biểu hiện lâm sàng trên thì vẫn có nguy cơ sai số. Cách tốt nhất là khi có những nghi ngờ, bạn nên đến các bệnh viện hoặc phòng khám gần nhà để được kiểm tra, xét nghiệm. Các biện pháp được thực hiện để chẩn đoán ung thư tụy gồm:
- Siêu âm bụng
- Siêu âm qua nội soi
- Chụp nội soi mật tụy
- Chụp cắt lớp vi tính
- Chụp X quang can thiệp
Việc đến các bệnh viện sớm để kiểm tra, tầm soát bệnh sẽ giúp phát hiện bệnh sớm, có biện pháp điều trị phù hợp để gia tăng tiên lượng xấu. Lời khuyên cho bạn là dù cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh nhưng cũng trung bình 3 – 5 năm nên đi tầm soát ung thư một lần để bảo vệ sức khỏe bản thân.x
Nguyên nhân ung thư tụy
Các yếu tố nguy cơ chính gây ung thư tuyến tụy bao gồm:
- Hút thuốc lá
- Người lớn tuổi
- Nam giới – Tỷ lệ nam/nữ của ung thư tuyến tụy là 1,3/1
- Viêm tụy mạn: do rượu, sỏi mật…
- Đái tháo đường
- Chế độ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đường, uống nhiều nước ngọt có gas
- Tiền sử gia đình bị ung thư tụy
- Nhóm máu: Theo một nghiên cứu của Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, những người thuộc nhóm máu A và B có nguy cơ mắc ung thư tụy cao hơn.
Điều trị ung thư tụy như thế nào?
Theo Bệnh viện K Hà Nội, việc xác định phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh và giai đoạn phát triển của bệnh. Có 3 phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy phổ biến nhất là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Cụ thể các phương pháp điều trị này như sau:
Phẫu thuật
Phẫu thuật được áp dụng trong các giai đoạn sớm của ung thư, khi khối u chưa phát triển và di căn sang các khu vực khác. Phẫu thuật có thể theo các phương pháp sau:
- Phẫu thuật Whipple – cắt bỏ đầu tụy, tá tràng, đường mật, túi mật.
- Phẫu thuật cắt tụy xa – cắt bỏ thân và đuôi tụy +/- lá lách.
- Phẫu thuật cắt bỏ tụy hoàn toàn – cắt bỏ toàn bộ tụy, tá tràng, đường mật, túi mật, lá lách
Đôi khi, phẫu thuật để giảm nhẹ triệu chứng ngay cả khi ung thư không thể cắt bỏ được (giảm nhẹ) vì nó có thể làm tắc đường mật và dạ dày.
Sau phẫu thuật, người bệnh có thể sử dụng thêm nấm lim xanh bởi trong nấm có chứa chất Beta Glucan có tác dụng làm lành vết thương mổ nhanh chóng, chống nhiễm trùng hiệu quả.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp được sử dụng xuyên suốt quá trình điều trị ung thư tuyến tụy. Trong những giai đoạn đầu, xạ trị được dùng kết hợp với phẫu thuật. Trước phẫu thuật, xạ trị giúp giảm kích thước khối u, sau phẫu thuật được dùng để xử lý phần tế bào ung thư còn sót lại. Trong những giai đoạn sau, xạ trị kết hợp với hóa trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chúng phát triển và di căn.
Hóa trị
Đây là phương pháp được sử dụng ở những giai đoạn cuối ung thư. Các loại thuốc tiêu diệt tế bào ung thư được đưa vào cơ thể tác dụng trực tiếp tới các tế bào này. Nó giúp ngăn khối u di căn nhiều hơn, kéo dài mạng sống cho người bệnh.
Trong quá trình điều trị ung thư tụy, người bệnh sẽ đối mặt với các tác dụng phụ như mệt mỏi, chán ăn, rụng tóc, buồn nôn, nôn mửa… Lúc này, người bệnh nên sử dụng kết hợp nấm lim xanh tự nhiên có tác dụng giảm bớt các triệu chứng này. Nấm lim xanh cũng giúp tiêu diệt tế bào ung thư, ức chế sự phát triển của chúng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Dùng nấm lim xanh hỗ trợ chữa ung thư tụy được không?
Câu trả lời là có. Trong nấm lim xanh có chứa rất nhiều dược chất, có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư tụy nói riêng và bệnh ung thư nói chung.
Lingzhi-8 Protein:
Thành phần nấm lim xanh rừng chứa Lingzhi-8 protein có tác dụng phòng ngừa ung thư, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn chặn di căn, ổn định hệ thống miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn có hại, cải thiện chức năng các cơ quan.
Selen:
Dược chất Selen liên kết với kim loại (Thủy ngân, cadimi, chì…) cùng với một loại protein đặc biệt làm mất tác dụng của các kim loại này và loại bỏ chúng theo đường nước tiểu
Bên cạnh đó, Selen còn mang nhiều công dụng tuyệt vời với hệ miễn dịch. Chế độ ăn thiếu hụt các thực phẩm chứa selen khiến sức khỏe yếu và dễ mắc bệnh cảm cúm, loãng xương, hen suyễn, mắc các bệnh về mắt…
Phòng chống bệnh ung thư cũng là 1 trong những tác dụng của selen. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ của Selen với một số loại ung thư ruột, tiền liệt tuyến, da, phổi… Đã xác nhận Selen giúp tăng cường miễn dịch, làm chậm sự phát triển của khối u, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh ung thư. Lý do bởi Selen là chất chống oxy hóa rất mạnh, bảo vệ hiệu quả các ADN chống các gốc tự do.
Nucleotide:
Nucleotide có lợi cho hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng của gan và ruột. Điều này đặc biệt có lợi cho người lạm dụng rượu bia nhiều, người mắc bệnh về gan, ruột. Dược chất Nucleotide giúp phòng tránh bệnh ung thư. Nucleotide giúp duy trì sự hình thành ổn định của DNA, RNA. Do đó, thiếu hụt Nucleotide dẫn đến sự hình thành các khối u gây ung thư.
Polysaccharides:
Tại Mỹ, chuyên gia nghiên cứu Roger Mason – cho rằng, Chất Polysaccharide trong nấm lim xanh có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ hình thành khối u trong cơ thể, hạ thấp cholesterol xấu, điều hòa lượng đường trong máu, chữa lành vết thương, trẻ hóa làn da và có nhiều lợi ích khác.
Polysaccharide giúp tăng cường tác dụng của nhiều loại thuốc trong hóa trị ung thư. Khi hấp thụ Polysaccharide, các tế bào miễn dịch trở nên chủ động hơn, mạnh hơn, đẩy lùi các tác nhân gây hại sức khỏe.
Axit Ganodermic:
Trong nấm lim xanh chứa hàm lượng lớn Ganodermic có tác dụng tác dụng trẻ hóa tế bào và mô cơ thể, giúp duy trì sự trẻ trung và góp phần cải thiện sức sống, làm đẹp da. Chất Ganodermic có tác dụng chữa lành mau chóng các vết thương ngoài da như cháy nắng, muỗi cắn, vảy nến, vết thương hở do ngã hoặc phẫu thuật, viêm loét miệng, và chảy máu bên ngoài.
Peptidoglycans:
Chất Peptidoglycans được tìm thấy trong nấm lim xanh tự nhiên tăng cường hệ thống miễn dịch sản sinh ra các đại thực bào, tăng sinh các dòng tế bào lympho B và lympho T, tăng cường biệt hóa tạo kháng thể, nâng cao sức đề kháng ở người.
Năm 2008, Nghiên cứu sinh ở các trường đại học Úc gồm Đại học quốc gia, đại học Latrobe, đại học Canberra đã chứng minh vai trò của peptidoglycan trong việc hỗ trợ chữa bệnh cho người bệnh đái tháo đường và các bệnh nhân gặp vấn đề về tim mạch. Không chỉ vậy peptidoglycan còn có tác dụng tăng cường quá trình làm liền các vết thương, giảm bớt tình trạng thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân gặp vấn đề về tim như suy tim, hở van tim.,..
Triterpenes:
Chất này trong nấm lim rừng giúp ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do đối với tế bào gây nên bệnh ung thư. Thêm vào đó Dược chất Triterpenes có tính kháng khuẩn cao, đặc tính này có công dụng chữa lành vết thương, kìm hãm lại sự phát triển của tế bào ung thư.
Beta Glucan:
Beta Glucan là 1 chuỗi của các phân tử glucose, có tác dụng phòng chống nhiễm trùng, chữa lành vết thương, tăng cường đề kháng và tiêu diệt tế bào ung thư. Bên cạnh đó, Beta Glucan còn hạ thấp xơ vữa động mạch, giảm đường huyết trong máu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.
Để việc sử dụng nấm lim xanh đạt được hiệu quả cao nhất, bạn có thể tham khảo ngay chia sẻ từ chuyên gia trong bài Cách sử dụng nấm lim xanh.
Nấm lim tự nhiên có tác dụng phụ không?
Là dược liệu lành tính, nấm lim không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Thế nhưng do cơ địa của từng người, cùng với đó là không biết cách uống nấm lim chuẩn, chọn mua nấm lim rởm… mà một số người xuất hiện triệu chứng xấu khi uống: ngứa, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn. Cụ thể:
Một số người lần đầu dùng nấm, cơ thể chưa quen với dược tính trong nấm, nếu uống nước nấm lim xanh được pha đặc, nấu đặc (trên 20g trở lên) thì cơ thể dễ sinh ra các phản ứng, là: chóng mặt, đau bụng… Thông thường thì chỉ 3- 4 ngày khi cơ thể đã quen với dược chất trong nấm lim tự nhiên thì các triệu chứng trên giảm xuống và biến mất. Tuy nhiên lời khuyên dành cho người mới bắt đầu uống là chỉ nên dùng 5 – 7g nấm sau đó mới tăng liều lượng là tốt nhất.
Chế biến nấm lim xanh rừng sai thì bạn dễ dàng gặp các triệu chứng xấu cho cơ thể. Nấm lim xanh thật ở phần gốc sẽ bám một ít gỗ lim, bạn cần chú ý cắt bỏ phần gốc nấm dính gỗ lim trước khi nấu bởi gỗ lim được đánh giá rất độc. Không cẩn thận nấu luôn cả phần rễ dính gỗ lim thì độc tính trong gỗ lim sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn: Đau bụng… cho người sử dụng.
Người cơ địa nhạy cảm, sức khỏe yếu cũng dễ gặp các dấu hiệu không tốt nêu trên.
Những ai mua phải nấm lim rởm, nấm bị mốc hoặc mọt… cũng sẽ dễ bị các triệu chứng buồn nôn, đau bụng,…
Để tránh mua phải hàng giả hàng nhái, bạn có thể tìm hiểu những đặc điểm nhận dạng của nấm lim xanh trong video dưới đây:
Tham khảo nấm lim xanh theo địa chỉ bên dưới:
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH TIÊN PHƯỚC
- Địa chỉ: Thôn 4, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
- Số điện thoại: 0982419526
- Email: congtynamtienphuoc@gmail.com
Biện pháp phòng tránh ung thư tụy
- Hạn chế hút thuốc và uống rượu quá nhiều
- Hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo
- Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, nước ngọt
- Chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp
Như vậy, ung thư tụy là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Bạn nên chú ý đến các triệu chứng sớm của bệnh, nếu phát hiện cần kiểm tra ngay. Việc điều trị sớm giúp tăng hiệu quả điều trị, có cơ hội chữa khỏi cao hơn.
Để việc chữa trị bệnh đạt được hiệu quả cao hơn, bạn có thể tham khảo thêm chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trong bài Ung thư tụy nên ăn gì.