Cập nhật vào 28/07
Với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh doanh, việc lên kế hoạch dài hạn – ngắn hạn là điều bắt buộc phải làm: hoạch về nhân sự, kế hoạch marketing, kế hoạch phát triển…
Chiến lược giá đúng đắn nhất trong marketing là gì? Tham khảo bài viết dưới đây để có đáp án chính xác nhé!
Những nội dung chính trong bài viết:
- Chiến lược giá hớt váng sữa
- Chiến lược giá thâm nhập thị trường
- Chiến lược giá phân tầng bậc đối với dòng sản phẩm
- Chiến lược giá sản phẩm tùy chọn
- Chiến lược giá sản phẩm chính – phụ
- Chiến lược giá combo
- Discount – Giảm giá
- Allowance – chiết khấu
- Chiến thuật giá tâm lý
Nhóm chiến lược giá cho sản phẩm mới
1. Chiến lược giá hớt váng sữa
Nội dung chiến lược hớt váng sữa là định một mức giá thật cao khi tung sản phẩm mới ra thị trường, sau đó giảm dần mức giá theo thời gian nhằm thu về doanh thu tối đa để trang trải cho chi phí sản xuất.
Chiến lược này thích hợp cho các sản phẩm “hot”: Smartphone, Smartwear, xe máy, ô tô, TV, loa, đầu phát Bluray DVD, thời trang may mặc nổi tiếng,…
Chiến lược giá hớt váng sữa
Ví dụ điển hình: Sản phẩm iPhone của Apple.
iPhone là một trong những thương hiệu cực kỳ thành công trong việc áp dụng chiến lược giá hớt ván sữa. Khi Apple lần đầu ra mắt thị trường sản phẩm iPhone, giá gốc của mỗi chiếc iPhone là $599.
Vào thời điểm đó, khách hàng đến mua chủ yếu là các tín đồ công nghệ, những người chấp nhận bỏ ra chi phí cao để sở hữu sản phẩm công nghệ mới nhất.
Sau 6 tháng kể từ ngày ra mắt, Apple đã giảm giá thành xuống còn $399 đối với 1 chiếc iPhone 8G và $499 đối với 1 chiếc iPhone 16GB nhằm thu hút khách hàng mới.
Sau 1 năm kể từ ngày ra mắt, giá mỗi chiếc iPhone 8GB và 16GB lần lượt là $199 và $299. Theo cách này, Apple đã tối đa hóa được doanh thu và lợi nhuận cho sản phẩm iPhone của mình.
2. Chiến lược giá thâm nhập thị trường
Định một mức giá thật thấp khi tung sản phẩm mới ra thị trường, sau đó tăng dần mức giá theo thời gian cho đến khi trở lại mức giá cơ bản nhằm thu hút tối đa lượng khách hàng.
Chiến lược này thích hợp cho các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày như: Bôt giặt, nước xả vải, sửa tắm, kem đánh răng, nước giải khát, bánh kẹo,..
Nhóm chiến lược giá cho danh mục sản phẩm
1. Chiến lược giá phân tầng bậc đối với dòng sản phẩm
Đối với một dòng sản phẩm, nhà sản xuất sẽ định các mức giá khác nhau tương ứng với giá trị và chi phí sản xuất của từng sản phẩm. Các mức giá ấy sẽ thể hiện các mức giá trị, chất lượng khác nhau trong tâm trí khách hàng.
Ví dụ điển hình như dòng dịch vụ Internet ADSL của FPT với các gói đường truyền có tốc độ khác nhau và giá cả khác nhau. Điều đó sẽ giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn riêng khi sử dụng.
2. Chiến lược giá sản phẩm tùy chọn
Định giá sản phẩm tùy theo linh kiện lắp ráp, các phụ kiện và thiết bị kèm theo, dựa trên yêu cầu của khách hàng.
Ví dụ như sản phẩm xe hơi của nhiều hãng sản xuất, khách hàng có thể yêu cầu lắp đặt thêm các thiết bị như hệ thống định vị GPS, loa, đèn led,… và dĩ nhiên giá của chiếc xe hơi sẽ tùy theo các thiết bị lắp đặt ấy.
Chiến lược giá sản phẩm tùy chọn
3. Chiến lược giá sản phẩm chính – phụ
Định 1 mức giá thấp cho sản phẩm chính nhưng lại nâng mức giá của sản phẩm phụ lên.
4. Chiến lược giá combo
Kết hợp nhiều sản phẩm lại với nhau thành 1 hay nhiều combo rồi định giá cho những combo này. Thông thường, mức giá của 1 combo sẽ thấp hơn so với tổng mức giá của các sản phẩm tạo thành combo.
Nhóm chiến lược/chiến thuật hiệu chỉnh giá
1. Discount – Giảm giá
Giảm giá trên hóa đơn mua hàng. Trên thực tế có nhiều hình thức discount như cash discount (giảm giá khi thanh toán bằng tiền mặt), quantity discount (giảm giá cho đơn hàng số lượng lớn), functional discount (giảm giá cho người mua hàng là nhân viên doanh nghiệp hoặc các thành viên trong kênh phân phối), seasonal discount (giảm giá theo mùa, lễ hội, sự kiện)…
2. Allowance – chiết khấu
Nhà sản xuất trả 1 số tiền cho các nhà bán lẻ để họ chấp nhận nhập hàng của nhà sản xuất, cũng như là hỗ trợ việc quản bá.
3. Chiến thuật giá tâm lý
Chiến thuật giá tâm lý
Sử dụng các số lẻ 0.9, 9, 99,… để áp dụng vào giá sản phẩm.
Ví dụ như một chiếc điện thoại thay vì có giá 3.000.000 vnd, nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ sẽ định giá cho sản phẩm ấy là 2.990.000. Mức giá ấy không thấp hơn nhiều so với giá gốc, tuy nhiên sẽ đánh mạnh vào tâm lý người mua hàng ở sự khác biệt giữa 3 triệu đồng và 2 triệu đồng. Khi nhìn hoặc nghe con số 2 triệu 9 trăm 90 nghìn, khách hàng sẽ có cảm giác rẻ hơn so với 3 triệu đồng.
Bài viết được tổng hợp bởi Chia sẻ kinh nghiệm bán hàng giỏi