Cập nhật vào 16/08
Mở một quán cơm bình dân có thể là một dự án kinh doanh có lãi đối với nhiều người, vì việc đi ăn ngoài là nhu cầu thường xuyên của khách hàng và chi phí cho một bữa ăn tại một quán ăn bình dân thường được ưa chuộng vì hợp túi tiền. Tuy nhiên, làm thế nào để kinh doanh có lãi có thể là một thách thức vì sự cạnh tranh gay gắt trong ngành. Dưới đây là cẩm nang mở quán cơm bình dân cho người mới, giúp giảm chi phí và có lợi nhuận nhanh.
Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân cho người mới
1. Lựa chọn địa điểm
Chọn một địa điểm tối ưu là bước quan trọng đầu tiên để mở quán ăn bình dân có lãi. Một vị trí tốt có thể giúp quán ăn của bạn tiếp cận được một lượng lớn khách hàng.
Vì là quán cơm bình dân nên khách hàng mục tiêu của bạn chủ yếu là sinh viên, nhân viên văn phòng, lao động phổ thông, bệnh nhân hoặc người nhà của bệnh nhân. Do đó, hãy cân nhắc thuê mặt bằng trên những con đường đông đúc, gần các tòa nhà văn phòng, trường học, bệnh viện, nhà máy hoặc bến xe buýt. Tuy nhiên, nếu ngân sách eo hẹp bạn có thể thuê trong ngõ hẻm nhưng phải có biển chỉ dẫn từ đầu ngánh để người qua đường biết bên trong có quán ăn.
2. Tìm kiếm nguyên liệu
Tìm kiếm nguyên vật liệu là một trong những điều quan trọng không kém. Cần phải đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, đảm bảo nguồn nguyên liệu tươi, sạch với giá hợp lý để duy trì chất lượng thực phẩm và kiểm soát chi phí.
Ban đầu, do chưa xác định được lượng khách hàng sẽ đến ăn thường xuyên, nên hãy mua thực phẩm hàng ngày với số lượng vừa đủ. Điều này đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon đồng thời giảm thiểu lãng phí và giảm chi phí.
3. Mua sắm các trang thiết bị cho quán cơm
Ngoài các vật dụng như nồi, niêu, xoong, chảo, bát đũa… bạn nên đầu tư mua tủ hấp cơm công nghiệp để nấu cơm nhanh hơn và đảm bảo chất lượng luôn ổn định trong mỗi lần nấu.
Tủ nấu cơm công nghiệp hỗ trợ nấu từ 24kg/mẻ cho đến 96kg/mẻ chỉ trong thời gian ngắn, chỉ trong 45-60 phút là xong một mẻ. Bạn có thể chọn tủ theo lượng khách hàng phục vụ hằng ngày. Chẳng hạn tủ 6 khay nấu được 24kg/mẻ, tủ 8 khay nấu được 32kg/mẻ, tủ 10 khay nấu được 40kg gạo/mẻ), tủ 12 khay (48kg gạo/mẻ), tủ 24 khay (96kg gạo/mẻ). Nói chung, các loại tủ này có thể đáp ứng tốt mọi nhu cầu kinh doanh quán ăn bình dân.
Khi sử dụng tủ nấu cơm, bạn không cần phải mất thời giờ canh chừng. Chỉ cần đặt thời gian và nhiệt độ là tủ sẽ tự động nấu hấp. Khi cơm chín chỉ việc lấy khay cơm ra ngoài, vô cùng tiện lợi.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng tủ nấu cơm để hấp nhiều loại thực phẩm cùng lúc như gà vịt, xúc xích, giò chả, hải sản, bánh bao, bánh flan,… Tất cả chỉ trong 1 lần do đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, giảm thiểu chi phí cho việc thuê nhân công.
Trên thị trường hiện nay phổ biến với 3 dòng sản phẩm tủ hấp cơm chính, đó là: Tủ cơm điện, tủ cơm gas và tủ cơm điện gas.
4. Tuyển nhân viên phục vụ
Bạn có thể cân nhắc việc tuyển dụng một số nhân viên để hỗ trợ nấu ăn và phục vụ bàn. Bạn có thể thuê theo giờ (bán thời gian) để tiết kiệm chi phí hoặc thuê toàn thời gian nếu bạn cần nhân viên hỗ trợ suốt cả ngày.
5. Giấy tờ pháp lý khi mở quán ăn
Tất cả các hoạt động thương mại, kể cả mở một quán ăn bình dân, đều cần có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, khi mở quán ăn bình dân, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở
- Hợp đồng thuê (điều này có thể không cần nếu bạn có sẵn mặt bằng và không phải đi thuê)
- Các loại giấy chứng nhận khác (như PCCC, giấy phép xả thải (trường hợp lưu lượng xả thải vượt quá 5m3/ngày…))
Mở quán cơm bình dân hết bao nhiêu chi phí?
Số vốn cần để mở quán cơm bình dân rất khác nhau tùy thuộc vào địa điểm bạn lựa chọn và quy mô quán. Chẳng hạn, nếu bạn có ý định mở một nhà hàng quy mô lớn tại một thành phố nhộn nhịp, bạn có thể cần một khoản đầu tư ban đầu lớn. Tuy nhiên, nếu mở một quán ăn bình dân ở khu vực ngoại thành hoặc nông thôn thì chi phí có thể giảm một nửa.
1. Chi phí thuê nhà
Tại các thành phố lớn, một mặt bằng khoảng 20m2 ở vị trí trung tâm có giá xấp xỉ 10 triệu đồng/tháng. Nếu bạn lựa chọn những địa điểm trong ngõ hẻm, ngoại thành hay nông thôn thì mức chi phí này có thể rơi vào khoảng 4-6 triệu đồng.
2. Đầu tư trang thiết bị
Một tủ trưng bày thực phẩm có thể tiêu tốn của bạn từ 5-9 triệu đồng. Ngoài ra, bạn sẽ cần khoảng 3-5 triệu đồng để mua 5-10 bộ bàn ghế, thêm 1-3 triệu đồng cho bát đĩa, dao nĩa, hộp đựng khăn giấy, v.v.
3. Dụng cụ, thiết bị nấu ăn
Tùy vào quy mô quán và số lượng suất ăn định nấu hàng ngày mà bạn có thể sử dụng nồi gang hay tủ nấu cơm công nghiệp. Nếu bạn đang phục vụ hơn 100 phần mỗi ngày, thì nên sử dụng tủ hấp cơm công nghiệp.
Để chiên rán, bạn có thể sử dụng nồi chiên điện dung tích 6 lít sẽ có giá từ 750.000-1.200.000 đồng. Giá xoong nồi có thể từ 3-4 triệu đồng, bếp gas có thể thêm 1,5-3 triệu đồng.
4. Chi phí nguyên vật liệu
Ban đầu, nên nhập thực phẩm hàng ngày để đảm bảo độ tươi và giảm thiểu lãng phí. Chi phí cho nguyên vật liệu nấu ăn có thể khoảng 2 triệu đồng mỗi ngày.
5. Trang trí cửa hàng
Trang trí một nhà hàng ăn bình dân không cần phải xa hoa. Một lớp sơn mới, một vài bức tranh và một vài loại cây có thể giúp quán khang trang và đẹp hơn.
6. Chi phí lao động, điện, nước và các chi phí khác
Không chỉ vậy, bạn cũng cần xét đến các khoản phí thuê nhân công, điện nước và các chi phí phát sinh khác khi mở quán ăn bình dân.
Trên đây là cẩm nang mở quán cơm bình dân cho người mới, hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho bạn.